
Làm gì để không sợ say sóng khi đi du lịch biển
Ngày cập nhật
28/05/2020
21:39:22
21:39:22
Vào mỗi dịp hè nóng bức, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều muốn có những chuyến du lịch biển để tận hưởng biển xanh, gió mát. Tuy nhiên chuyến du lịch biển sẽ không trọn vẹn nếu bạn bị say sóng, dẫn tới đầu thì đau, bụng thì cồn cào. Vậy bạn đã biêt cách để giải quyết vấn đề say sóng của mình chưa. Sẽ chẳng còn là nỗi ám ảnh khi đi du lịch biển nếu bạn áp dụng một số mẹo chữa say sóng như sau nhé:
1. Chọn thời tiết phù hợp khi đi du lịch biển
Có thể bạn chưa biết nhưng thời tiết là một trong các lý do làm bạn bị tình trạng say sóng. Khi thời tiết thay đổi, biến động làm cho bạn dễ mệt mỏi cũng như dễ bị say sóng khi đi trên thuyền. Khi có kế hoạch cho một chuyến du lịch biển, điều đầu tiên bạn nên tìm hiểu thời tiết sẽ diễn ra thế nào trong khoảng thời gian bạn đi chơi. Không nên lựa chọn du lịch biển khi thời tiết xấu, biển động, sóng lớn, mưa bão... không những say sóng mà còn nguy hiểm tới tính mạng. Hãy luôn nhớ biển càng động thì bạn càng dễ bị say sóng nhé.

Cũng giống như đi máy bay, những lúc thời tiết xấu, biển động, tàu, thuyền thường rung lắc mạnh và chòng chành. Kèm theo đó là mọi người sẽ hay cảm giác lo sợ, tâm lý không vững nên rất dễ rơi vào trạng thái say sóng, mệt mỏi và nôn mửa. Thực tế, khi đi tàu, thuyền vào buổi tối sẽ ít làm bạn say sóng hơn khi đi ban ngày.
2. Uống thuốc hoặc dán miếng cao dán chống say xe
Đây là một trong những cách hữu hiệu giúp bạn chống lại những cơn say sóng do bản chất say sóng cũng giống như bạn bị say xe. Bạn nên dán một miếng dán vào vị trí sau tai hoặc uống thuốc chống say xe trước vài giờ đồng hồ trước khi lên tàu. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chấp nhận tình trang buồn ngủ và khô miệng nếu bạn sử dụng miếng dán hoặc thuốc chống say xe.

Tuy cải thiện rất nhiều tình trạng say sóng của bạn nhưng nếu muốn trải nghiệm, ngắm cảnh trong suốt thời gian trên tàu thì cách này không phải là cách tốt. Rõ ràng bạn sẽ không thể tập trung ngắm cảnh biển nếu đang buồn ngủ đúng không nào.
Lưu ý là khi uống thuốc chống say xe, bạn nên tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng uống quá liều, sẽ rất không tốt cho cơ thể.
3. Ăn uống đủ chất trước khi du lịch biển
Đối với những người bị say sóng, họ thường có tâm lý sợ ăn, tránh ăn gì để không bị nôn mửa. Đây là một quan niệm sai lầm mà nhiều người gặp phải. Nên lót dạ với những thức ăn nhẹ, đồ khô như bánh mỳ, khoai lang, không nên ăn quá no tránh thức ăn dội ngược lên thực quản. Tránh những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nước uống có ga, chứa các chất kích thích hay các loại hoa quả, nước ép có chứa acid như cam, bưởi, quýt...

Hãy thử tưởng tượng nếu bạn không ăn gì thì cơ thể bạn sẽ mệt mỏi. Điều này là tác nhân lớn khiến cho bạn càng dễ bị say sóng. Ăn uống vừa đủ, sức khỏe tốt, bạn sẽ hạn chế rất nhiều tình trạng và nguy cơ bị say sóng.
4. Du lịch biển đồng nghĩa không thể thiếu gừng
Mẹo chữa say sóng khi du lịch biển mà ông bà ta ngày xưa đã áp dụng đó là uống nước gừng nóng. Đây là bài thuốc dân gian hữu hiệu chống lại những cơn say sóng, say tàu xe hay tụt huyết áp. Gừng tươi thái lát mỏng, mang theo phòng khi say sóng, pha với nước ấm để uống. Còn không, mang theo mình một vài viên kẹo gừng hay mứt gừng, cơ thể bạn dễ chịu trông thấy, chuyến đi trở nên vui vẻ mà không bị gián đoạn với chứng đau đầu, say sóng.
5. Ngồi ở những vị trí tốt khi lên tàu
Để tránh tình trạng say sóng khi du lịch biển, bạn nên chọn lựa những loại tàu lớn. Có thể bạn chưa biết nhưng tàu lớn sẽ ít bị rung lắc hơn tàu nhỏ. Hãy ngồi ở khoang giữa của tàu, không nên ngồi gần ở mũi tàu, hay đuôi tàu, những vị trí này dễ làm bạn tác động trực tiếp với những cơn sóng biển. Đồng thời, bạn cũng nên tránh xa chỗ có mùi xăng, dầu... tránh chỗ có người đang bị say sóng.
Lưu ý trong quá trình ngồi trên tàu, bạn không nên nhìn vào điện thoại, sách báo vì tập trung vào các điểm gần mắt sẽ khiến cho tình trạng say sóng trở nên tệ hơn rất nhiều.
6. Luôn giữ ấm cho cơ thể
Tránh những cơn gió biển, khi lên tàu bạn nhớ giữ ấm cho cơ thể, không chỉ tăng sức đề kháng mà còn chống lại cơn say sóng biển. Có thể mặc thêm áo khoác, quấn khăn, nón để giữ ấm nhiệt độ thân thể.
Ngoài giữ ấm, một trong các mẹo giảm nhẹ chứng say sóng biển là vận động một vài động tác đơn giản trước khi lên tàu. Một thân thể khỏe mạnh thì mới có thể vượt qua cảm giác bị say sóng.
7. Một tinh thần thật thoải mái
Có một vài bạn mắc chứng rối loạn tâm lý, dù chưa lên tàu những vẫn có cảm giác say sóng, vẫn nghĩ tới cảnh tượng "hãi hùng" này. Cách tốt nhất, bạn cần có sự chuẩn bị một tâm lý thật tốt, hãy nghĩ tới những trải nghiệm thú vị trong chuyến đi, được khám phá nhiều điều mới mẻ. Một tâm lý bi quan, tiêu cực là nguyên nhân dẫn tới bạn bị say sóng. Hãy nhớ rằng yếu tố tinh thần rất là quan trọng.

Thay vì nghĩ tới việc say sóng, bạn hãy tập trung vào việc ngắm cảnh hoặc nói chuyện với bạn bè, những người xung quanh. Đây là một mẹo khá hiệu nghiệm cho những người dễ bị say sóng.
Hy vọng qua những thông tin chia sẻ ở trên giúp bạn có được cái nhìn khách quan về vấn đề say sóng biển. Hãy áp dụng một số mẹo chữa say sóng khi du lịch biển để bạn có được chuyến hành trình thật thoải mái và thú vị.
(Nguồn: Sưu tầm)
- Mẹo cắm trai qua đêm trên đảo khi đi du lịch
- Những điều cần biết khi đưa trẻ nhỏ đi du lịch
- Lưu ý khi đi du lịch cho những người sắp làm mẹ
- Cần phải biết những gì khi mang nước hoa theo chuyến du lịch
- Trang phục truyền thống và bí quyết sống ảo khi đi du lịch
- 9 bước chuẩn bị cho chuyến đi hoàn hảo
- Mẹo chọn giày cho một chuyến đi hoàn hảo
- Làm gì để có một chuyến du lịch xanh, du lịch bền vững đúng nghĩa
- Du lịch cùng bé và những điều bạn cần biết
- Đi du lịch thật nhẹ nhàng và an toàn với chỉ 21 mẹo hữu ích sau
Kinh nghiệm & Mẹo du lịch
Trụ sở chính Hà Nội:
Chi nhánh Hồ Chí Minh: